Bài 2.1. Nhập môn ngôn ngữ lập trình Java
Nội dung bài học
- Tạo project
- Tạp file chương trình
- Viết và chạy chương trình đầu tiên
- Tìm hiểu các thành phần cấu thành của chương trình
- Tìm hiểu về khoảng trắng và chú thích
Tạo project
- Từ giao diện công cụ IntelliJ, chọn File->New->Project…
- Giao diện mới hiện ra như sau, bạn thực hiện:
- Mục bên trái để mặc định là New Project.
- Mục bên phải, tại số 1 đặt tên project. KHÔNG đặt tên project bằng tiếng Việt có dấu, không lưu trong thư mục tên có dấu.
- KHÔNG đặt tên project trùng nhau. Nên đặt tên project bằng tiếng Anh, viết liền các từ.
- Mục số 2 bạn bỏ tick hoặc kệ nó.
- Mục số 3 nhấn vào bạn sẽ tạo project mới.
- Nếu giao diện tiếp theo hiện lên hỏi bạn mở project trong cửa sổ mới hay hiện tại, bạn mở trong cửa sổ mới cho tiện xem code nhiều project về sau.
- Bạn có thể tick ô số 1 để lần sau công cụ không hỏi lại.
Kết quả là ta đã tạo được một project trống trong công cụ IntelliJ.
Tạp file chương trình
- Mặc định project sẽ tự mở sẵn xổ ra các mục bên trong nó. Nếu không bạn làm theo bước kế tiếp.
- Từ giao diện gốc sau khi tạo project, ta chọn mục Project ở phía tay trái, sau đó chọn click tam giác đầu tên project vừa tạo để nó xổ xuống như hình.
- Từ giao diện này chọn mục src->chuột phải->New->Java Class.
- Để mặc định chọn class. Đặt tên cho class. Tên file Viết hoa chữ cái đầu từ không có dấu. Xong xuôi ấn Enter.
- Kết quả ta được file chương trình HelloJava.java. Tên file chương trình Java luôn có phần mở rộng *.java:
Viết và chạy chương trình đầu tiên
Viết chương trình:
- Đặt con trỏ chuột sau kí tự { của dòng 1 và ấn Enter
- Gõ psvm hoặc main sau đó nhấn phím Tab hoặc Enter, thường dùng phím Tab để chương trình tạo phương thức main() như hình
- Kết quả được đoạn chương trình như sau:
- Sau đó trong phương thức main() gõ sout và nhấn Tab hoặc Enter:
Gõ “Hello Java” vào trong ngoặc tròn của phương thức println(). Sau đây đoạn mã hoàn chỉnh:
public class HelloJava {
public static void main(String[] args) {
System.out.println("Hello Java");
System.out.println("My name is Hoa");
System.out.println("I'm 20 years old");
System.out.println("I'm start learning Java today");
System.out.println("Nice to meet you!");
}
}
Chạy chương trình:
- Chuột phải vào giao diện file mã nguồn chương trình chọn Run ‘HelloJava.main()’ có tam giác xanh ở đầu hoặc click tam giác xanh ở đầu dòng 1 hoặc dòng 2 chọn Run ‘HelloJava.main()’ tương úng tổ hợp phím Ctrl Shift F10 trên Window. Gợi ý tương ứng có trên các hệ điều hành khác.
Tìm hiểu các thành phần cấu thành của chương trình
- Trong chương trình trên gồm các thành phần cốt yếu cấu thành chương trình Java: các keyword, tên lớp, các phương thức, câu lệnh, chuỗi kí tự…
- Các thành phần như public, class, static, void là các từ khóa. Chúng được gán sẵn cho một chức năng đặc biệt nào đó và thường được sử dụng kết hợp với nhau để thực hiện một ý nghĩa cụ thể.
- Một thành phần nào đó bắt đầu bởi public có nghĩa là thành phần đó có thể được sử dụng mọi nơi trong chương trình, không giới hạn.
- Trong Java, tất cả mọi thứ được bao trong các lớp. Từ khóa class để chỉ ra rằng sau nó sẽ là tên của một lớp nào đó. Mỗi lớp là một bản mẫu thiết kế biểu diễn một đối tượng nào đó vô hình hoặc hữu hình trong thế giới thực vào thế giới của máy tính.
- HelloJava là tên lớp vì nó đi sau từ khóa class. Để ý rằng tên file là HelloJava.java, trùng tên với tên lớp bắt đầu bởi public. Cụ thể ở đây là public class HelloJava… Mặc định cũng áp dụng tương tự cho các lớp pulic khác. Mỗi một file chương trình Java sẽ có đuôi .java và trong file đó chỉ có thể có duy nhất một lớp là public, lớp này sẽ có tên trùng với tên file nếu không thì chương trình của bạn sẽ bị lỗi.
- Phần thân của lớp gói gọn trong phạm vi của cặp { và } sau tên lớp. Trong khu vực này bạn có thể khai báo các thành phần hợp lệ nào đó như các trường, các phương thức, các lớp, các interface, enum… sẽ tìm hiểu sau.
- Sau đó ta thấy ở dòng số 2:
public static void main…
đây là dòng khai báo phương thức main, hay còn gọi là hàm main. Mặc định phương thức main trong Java là phương thức static, có kiểu là void. Sau void là tên phương thức, tức main. Đây là phương thức bắt buộc phải có để một chương trình Java có thể chạy được. Ở hiện tại ta sẽ bỏ qua việc tìm hiểu cụ thể static, void, và coi nó là mặc định của phương thức main cho đơn giản. - Sau tên phương thức là cặp () chứa String[] args bên trong. Cặp ngoặc tròn () là dấu hiệu nhận diện một phương thức. Trong cặp ngoặc đó là tham số của nó. Tham số là nơi nhận dữ liệu đầu vào phục vụ quá trình hoạt động của phương thức. Cụ thể ta sẽ tìm hiểu chi tiết về nó qua từng bài học.
- Sau cặp ngoặc tròn là cặp {} để chỉ ra rằng đó là phần thân của phương thức, nơi chứa tập hợp các câu lệnh liên quan cùng thực hiện chức năng nào đó.
- Dòng số 3 là
System.out.println(“Hello Java”);
dùng để hiển thị thông điệp trong dấu “” ra màn hình. Một lần nữa ta thấy sau println có cặp ngoặc tròn () nên println là một phương thức. Mục đích của phương thức là thực hiện một hành động, cụ thể phương thức này làm nhiệm vụ in nội dung bên trong cặp “” ra màn hình. - Cuối dòng số 3, ngay sau dấu đóng ngoặc tròn ) là dấu chấm phẩy ; thể hiện sự kết thúc trọn vẹn của một câu lệnh. Ở thời điểm hiện tại, mọi dòng lệnh không kết thúc bằng { hoặc } thì phải kết thúc bằng ;
- Lưu ý cặp { và }, ( và ) luôn đi theo từng đôi có mở thì phải có đóng nếu không chương trình sẽ báo lỗi.
- Bạn có thể hiển thị những gì bạn muốn ra màn hình bằng cách thay thế nội dung trong “” của phương thức println theo ý bạn.
- Bạn cũng có thể in ra màn hình bao nhiêu lần tùy ý bằng cách lặp lại câu lệnh ở dòng số 3 và thay đổi nội dung hiển thị. Ví dụ:
public class HelloJava {
public static void main(String[] args) {
System.out.println("Hello Java");
System.out.println("My name is Hoa");
System.out.println("I'm 20 years old");
System.out.println("I'm start learning Java today");
System.out.println("Nice to meet you!");
}
}
Tìm hiểu về khoảng trắng và chú thích
- Trong chương trình trên ta thấy rằng nội dung trong một khối bao bởi {} luôn thụt vào một khoảng tương đương 4 kí tự(1 tab ngang) so với kí tự đầu tiên của dòng chứa dấu {. Cụ thể nội dung của lớp lùi vào 1 tab so với đầu dòng khai báo lớp. Tương tự, nội dung của phương thức lùi 1 tab so với đầu dòng khai báo phương thức.
- Kí tự { viết cách kí tự cuối khác khoảng trắng liền trước nó 1 dấu cách.
- Mục đích của việc này là làm cho code dễ đọc và dễ theo dõi. Chỉ mang ý nghĩa với người đọc chương trình, máy tính sẽ không quan tâm điều này.
- Nếu muốn ghi chú lại phần chương trình có thể gây nhầm lẫn hoặc một ý nghĩa, công thức nào đó ta dùng chú thích. Mục đích là để nhanh chóng nhập tâm vào chương trình khi đọc code, tiết kiệm thời gian tìm hiểu khi đọc code của người khác hoặc thuận tiện khi bảo trì, nâng cấp chương trình.
- Có 2 cách chú thích:
- Chú thích trên một dòng, bắt đầu bởi // và có hiệu lực đến hết dòng chứa nó
- Chú thích trên nhiều dòng, bắt đầu với /* và kết thúc ở */ để chứa các mô tả dài hơi mà chú thích trên 1 dòng không thể hiện hết được
- Ví dụ:
public class HelloJava { // khai báo lớp HelloJava
public static void main(String[] args) { // nơi chương trình bắt đầu
System.out.println("Hello Java"); // hiển thị "Hello Java"
System.out.println("My name is Hoa"); // hiển thị "My name is Hoa"
System.out.println("I'm 20 years old");
System.out.println("I'm start learning Java today");
System.out.println("Nice to meet you!");
} // kết thúc phương thức main
} // kết thúc lớp HelloJava
/* đây là comment trên nhiều dòng
dùng để mô tả bất cứ cái gì
không mô tả được hết trên 1 dòng
*/
- Chú thích sẽ không được đưa vào xử lý khi chạy chương trình. Nó chỉ có ý nghĩa với người đọc mã nguồn(code).
- Ta có thể dùng chú thích để bỏ đoạn chương trình nào đó khỏi sự thực thi khi chương trình chạy. Ví dụ:
// System.out.println("Hello Java"); // hiển thị "Hello Java"
Sẽ làm cho chương trình bỏ qua dòng lệnh trên. Quy tắc tương tự cũng áp dụng cho chú thích trên nhiều dòng.
- Để comment nhanh, chọn dòng, cụm cần chú thích ấn Ctrl /. Làm tương tự để bỏ comment.
5 Comments
Anh nói dễ hiểu còn có chú thích nữa, không học thì phí quá kaka
thank you
Hay qua A!!!!
Anh giảng rất hay ạ !
hay quá anh ạ ngắn gọn xúc tích dễ hiểu